Thay kính bảo vệ màn hình amoled có khó không?
Thay kính bảo vệ màn hình amoled có khó không?
Màn hình điện thoại được ứng dụng công nghệ Amoled khá phổ biến, trên nhiều thiết bị. Đặc điểm màn hình lớn, độ phân giải hình ảnh tốt làm hài lòng người dùng. Cấu tạo màn hình được trang bị kính bảo vệ bên ngoài, giúp linh kiện bên trong hoạt động ổn định. Quá trình sử dụng, rủi ro vỡ hỏng màn hình rất lớn. Giải pháp thay kính bảo vệ sẽ giúp màn Amoled hiện đại trở lại hoạt động bình thường.
Thay kính màn hình Amoled có phức tạp không? Thay kính với máy ép kính chân không có cần sử dụng nồi hấp hay không? Nhận định dưới đây sẽ giúp người dùng hiểu quá trình thay kính màn hình Amoled.
Quy trình thay kính màn hình Amoled như thế nào?
Thiết kế màn hình Amoled mỏng nhẹ, độ phân giải tốt, độ bền cao hơn so với màn LCD thông thường. Thiết bị màn Amoled được đánh giá cao về độ bền, trải nghiệm hình ảnh chất lượng. Kính bị nứt hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của các linh kiện bên trong, giảm giá trị thẩm mỹ của máy điện thoại.
Thay ép kính màn hình Amoled không có nhiều khác biệt so với các dòng điện thoại LCD thông thường. Bởi đặc điểm kính tách biệt riêng với cảm ứng cho phép thợ xử lý màn hư hỏng dễ dàng hơn. Quy trình thay ép kính mới cho màn hình Amoled:
- Tách ép kính cũ – Thao tác với bàn nhiệt tách kính, có bơm hút chân không có định máy. Lưu ý, tách kính cẩn thận, tỉ mỉ để không cắt phạm vào cảm ứng và màn Amoled phía dưới. Điều chỉnh nhiệt độ của bàn gia nhiệt phù hợp với từng dòng máy, trung bình từ 80-85 độ C.
- Vệ sinh keo silicon cũ trên bề mặt màn hình. Sử dụng máy quấn keo chuyên dụng, liền trục để làm sạch lớp keo cứng đầu nhanh chóng, làm sạch các mép.
- Ép kính mới với kính chính hãng, đảm bảo độ tương thích, độ nhạy khi thao tác. Ứng dụng công nghệ ép kính chân không hiện đại để xử lý kính mới.
- Hấp màn hình điện thoại – Nếu cần thiết, khi màn có xuất hiện bọt khí và đốm vàng.
Có cần mua nồi hấp màn hình sau khi ép kính với máy ép chân không?
Tuy nhiên, nếu các bước vệ sinh tách kính, làm sạch keo và ép kính đạt chuẩn, màn hình sẽ phục hồi nguyên trạng. Màn hình sau ép kính mới sẽ không xuất hiện bọt, không vết keo cũ, không đốn vàng… Thợ không cần xử lý hấp màn hình sau đó, tiết kiệm được công đoạn và thời gian vệ sinh hấp điện thoại.
Cửa hàng không cần mua thêm nồi hấp màn hình nếu sử dụng máy ép kính chân không nhập khẩu thế hệ mới. Bởi, môi trường chân không, lực ép lớn, đã tán mịn keo, giúp kính được ép đều và hiệu quả hơn so với các dòng máy ép thông thường. Cửa hàng sẽ tiết kiệm được khoản chi phí không hề nhỏ, giảm thiểu rủi ro nổ áp suất nguy hiểm khi dùng nồi hấp.
Các thiết bị ép kính sẽ hỗ trợ thực trong quá trình thao tác tách và xử lý kính cũ, vệ sinh kính mới với máy quấn keo không dây, ép kính công nghệ chân không… Giúp màn hình được phục hồi nguyên trạng. Keo được tán mịn, xử lý không còn bọt, đảm bảo thao tác xử lý ép kính chuẩn như máy sản xuất của hãng. Thợ có thể không cần trang bị nồi hấp với máy ép kính hiện đại nhất hiện nay.